Lựa chọn văn phòng luật sư tư vấn về hoàn trả phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động

Vấn đề hoàn trả chi phí đào tạo sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động không chỉ được xem là vấn đề khó đối với người lao động (NLĐ) mà còn đối với cả người sử dụng lao động (NSDLĐ). Vậy làm sao để có được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề pháp lý còn nhiều băn khoăn này? Hãy lựa chọn một văn phòng luật sư để được tư vấn và hỗ trợ cho chính doanh nghiệp của bạn. Bài viết này sẽ lý giải vì sao cần có những ràng buộc trong quá trình đào tạo cho NLĐ bằng chi phí của doanh nghiệp.

Quan hệ đào tạo được hiểu như thế nào?

NLĐ được đào tạo hoặc tái đào tạo ở trong và nước ngoài từ nguồn kinh phí của NSDLĐ hay từ đối tác tài trợ cho NSDLĐ thì hai bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề với các nội dung cơ bản theo quy định tại Bộ luật lao động 2012. Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì có nghĩa vụ hoàn trả lại chi phí này.

van-phong-luat-su-1

Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2012 chỉ mới dành vài điều rải rác để quy định về vấn đề này và đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng. Do đó việc tư vấn và hỗ trợ của văn phòng luật sư sẽ giúp các bên đặc biệt là NSDLĐ phát hiện, phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn khi soạn thảo cũng như thực hiện các HĐLĐ, hợp đồng đào tạo nghề.

Thực tiễn xét xử tranh chấp yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo ra sao?

Có nhiều lý do dẫn đến các vi phạm về cam kết làm việc sau khi được đào tạo và thậm chí là đang trong quá trình đào tạo như: NLĐ mâu thuẫn với NSDLĐ, NLĐ muốn tìm cơ hội làm việc khác, NLĐ bị NSDLĐ điều chuyển đến một vị trí khác không phù hợp với thỏa thuận trong HĐLĐ ban đầu… Thực tế cho thấy, vì quy định của pháp luật chưa cụ thể nên việc xét xử của Tòa án khá linh hoạt tùy theo cách hiểu và áp dụng luật của từng Tòa. Nhằm tránh những tổn thất không đáng có trong quá trình khởi kiện, tranh tụng, các bên nên chọn các văn phòng luật sư uy tín để được hỗ trợ về mặt pháp luật.

Dưới đây là nội dung tóm tắt một vụ án về tranh chấp yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo để doanh nghiệp thấy được sự cần thiết của việc hiểu rõ các quy định của pháp luật.

Công ty HM khởi kiện yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo và thiệt hại kinh tế đối với Ông C. Cụ thể, ngày 1/1/2007 Công ty HM và Ông C ký Hợp đồng đào tạo, thời gian đào tạo từ 5 – 7 năm để Ông C trở thành một Chuyên gia ROV và Ông C phải cam kết tiếp tục làm việc tại Công ty HM trong vòng 05 năm tiếp theo. Đến tháng 6/2013, quá trình đào tạo diễn ra được 6 năm 9 tháng nhưng Ông C chỉ mới đạt được chứng chỉ thấp nhất trong ngành ROV, đồng thời trong khoảng thời gian này Ông C liên tục bị điều chuyển nhiều vị trí làm việc không liên quan đến đào tạo ROV. Cuối tháng 8/2013, Ông C nộp đơn xin nghỉ việc sau khi thông báo trước 45 ngày. Đến tháng 10/2013, Công ty HM đã nhờ đến sự hỗ trợ của một văn phòng luật sư khởi kiện Ông C ra Tòa án yêu cầu bồi thường hơn 2 tỷ đồng chi phí đào tạo bao gồm tiền thuê chuyên gia nước ngoài dạy học, mua thiết bị, tiền thuê nhà ở cho chuyên gia, tiền hỗ trợ hàng tháng, …

Theo quan điểm xét xử của Tòa, Hợp đồng đào tạo độc lập với HĐLĐ do đó NLĐ vẫn bị ràng buộc bởi Hợp đồng đào tạo, tuy nhiên Tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của Công ty HM, trong đó loại trừ các chi phí mua thiết bị, tiền thuê nhà ở cho chuyên gia và tiền hỗ trợ hàng tháng trong khoảng thời gian Ông C bị điều chuyển đến các vị trí khác. Cụ thể Tòa chỉ yêu cầu Ông C hoàn trả hơn 900 triệu đồng.

van-phong-luat-su-2

Do các quy định pháp luật còn chung chung và mang tính khái quát, nên để hạn chế tổn thất kinh tế, thời gian và nhân lực, NSDLĐ cần cân nhắc lựa chọn sự hỗ trợ ngay từ đầu từ các văn phòng luật sư uy tín như là một giải pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả.